Bài số 58

Thơ bà Daini no Sanmi 大弐三位

 

a) Nguyên văn:

有馬山

猪名の笹原

風吹けば

いでそよひとを

忘れやはする

b) Phiên âm:

Arimayama

Ina no sasahara

Kaze fukeba

Ide soyo hito wo

Wasure yaha suru

c) Diễn ý:

Khi gió thổi qua cánh đồng trúc con Inano gần núi Arima,

Nghe tiếng lá lay động xào xạc. Phải rồi chính là như thế.

Người đáng ngờ chỉ có thể là anh thôi.

Bởi vì em có muốn cũng không sao quên được chàng.

d) Dịch thơ:

Tiếng lá trúc xào xạc,
Nghe như tình đổi thay.
Lá trách lòng chàng đấy,
Chứ em nào quên ai!

(ngũ ngôn) 

Lòng chàng? Xem lá đong đưa
Trả lời gió hỏi. Đợi chờ riêng em.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập) thơ luyến ái phần 2, bài 709.

Tác giả: Dai Ni no Sanmi (Đại Nhị Tam Vị, 999 -  ? ), con gái nữ quan Murasaki Shikibu (tác giả bài 57). Tên thật của bà là Fujiwara no Katako (Đằng Nguyên, Hiền Tử). Từng phục vụ Hoàng Hậu Shôko (Chương Tử) của Thiên Hoàng Ichijô, sau đó trở thành vú nuôi Thiên Hoàng Go-Reizen (Hậu Lãnh Tuyền).

Dai Ni no Sanmi

Lời thuyết minh trong Go-Shuui-shuu cho biết đây là bài thơ gửi cho người đàn ông không còn đến thăm mình nữa và trách người ấy phải chăng đã sớm thay lòng đổi dạ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Nghe tiếng gió xào xạc trên cánh đồng trúc, nghĩ về mối tình khó quên.

Núi Arima nằm trong xứ Settsu nay thuộc khu bắc trong nội thành thành phố Kobe. Cánh đồng Inano hay Ina no sasahara cũng ở gần đó. Cả hai địa danh đã đi vào thi ca từ thời Vạn Diệp. Ina, tên cánh đồng, còn có nghĩa là ina “không” trong nghĩa phủ định.Chữ so là chỉ thị đại danh từ để nói về “điều ấy”.Theo nhà thơ Ôoka Makoto (xem tư liệu 12), lá trúc như gật gù khẳng định sự bạc tình của người đàn ông) và soyo hay sore yo có nghĩa “chính thế đấy” hay “”đúng như thế”.

Ba câu đầu trong bài là jo-kotoba để dẫn tới cái ý soyo của câu thứ tư. Chữ này có nghĩa là lung lay trong idesoyo hito (người ấy = người không có lập trường), vừa tượng thanh soyosoyo (lao xao) cho tiếng lá trúc lay động khi gặp gió. Cả hai gợi ra bầu không khí buồn bã bao trùm lên toàn bài. Kỹ thuật phản ngữ (chỉ có anh chứ không phải em) dùng ở hai câu cuối để nhấn mạnh sự bạc bẽo của người đàn ông và biểu lộ tình cảm trách móc đối với người ấy.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Hữu Mã Sơn.
有 馬 山

 

Hữu Mã sơn gian vi phong khởi,
有 馬 山 間 微 風 起

Trư Danh nguyên thượng trúc diệp diêu.
猪 名 原 上 竹 葉 揺

Đổ[1] thử nghi thị quân lai đáo,
睹 此 疑 是 君 来 到

Hoài quân bất kiến, ngã tâm tiều.
懐 君 不 見 我 心 焦


[1] Đổ: Nhìn thấy.

Bản dịch qua chữ Hán này có ý nghĩa hơi khác với lời chú thích của các học giả Nhật Bản trong hai câu 3 và 4.

Anh dịch:

Make fickle thou than th’winds that pour

Down Arima o’er Ina’s moor,

And still my love for thee as yet

I have forgotten to forget.

(Dickins)

If Mount Arima

Sends his rustling winds across

Ina's bamboo-plains;--

Well! in truth, tis as you say;

Yet how can I e'er forget?

(Mac Cauley)

 

 





Bài số 58

Thơ bà Daini no Sanmi 大弐三位

 

a) Nguyên văn:

有馬山

猪名の笹原

風吹けば

いでそよひとを

忘れやはする

b) Phiên âm:

Arimayama

Ina no sasahara

Kaze fukeba

Ide soyo hito wo

Wasure yaha suru

c) Diễn ý:

Khi gió thổi qua cánh đồng trúc con Inano gần núi Arima,

Nghe tiếng lá lay động xào xạc. Phải rồi chính là như thế.

Người đáng ngờ chỉ có thể là anh thôi.

Bởi vì em có muốn cũng không sao quên được chàng.

d) Dịch thơ:

Tiếng lá trúc xào xạc,
Nghe như tình đổi thay.
Lá trách lòng chàng đấy,
Chứ em nào quên ai!

(ngũ ngôn) 

Lòng chàng? Xem lá đong đưa
Trả lời gió hỏi. Đợi chờ riêng em.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập) thơ luyến ái phần 2, bài 709.

Tác giả: Dai Ni no Sanmi (Đại Nhị Tam Vị, 999 -  ? ), con gái nữ quan Murasaki Shikibu (tác giả bài 57). Tên thật của bà là Fujiwara no Katako (Đằng Nguyên, Hiền Tử). Từng phục vụ Hoàng Hậu Shôko (Chương Tử) của Thiên Hoàng Ichijô, sau đó trở thành vú nuôi Thiên Hoàng Go-Reizen (Hậu Lãnh Tuyền).

Dai Ni no Sanmi

Lời thuyết minh trong Go-Shuui-shuu cho biết đây là bài thơ gửi cho người đàn ông không còn đến thăm mình nữa và trách người ấy phải chăng đã sớm thay lòng đổi dạ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Nghe tiếng gió xào xạc trên cánh đồng trúc, nghĩ về mối tình khó quên.

Núi Arima nằm trong xứ Settsu nay thuộc khu bắc trong nội thành thành phố Kobe. Cánh đồng Inano hay Ina no sasahara cũng ở gần đó. Cả hai địa danh đã đi vào thi ca từ thời Vạn Diệp. Ina, tên cánh đồng, còn có nghĩa là ina “không” trong nghĩa phủ định.Chữ so là chỉ thị đại danh từ để nói về “điều ấy”.Theo nhà thơ Ôoka Makoto (xem tư liệu 12), lá trúc như gật gù khẳng định sự bạc tình của người đàn ông) và soyo hay sore yo có nghĩa “chính thế đấy” hay “”đúng như thế”.

Ba câu đầu trong bài là jo-kotoba để dẫn tới cái ý soyo của câu thứ tư. Chữ này có nghĩa là lung lay trong idesoyo hito (người ấy = người không có lập trường), vừa tượng thanh soyosoyo (lao xao) cho tiếng lá trúc lay động khi gặp gió. Cả hai gợi ra bầu không khí buồn bã bao trùm lên toàn bài. Kỹ thuật phản ngữ (chỉ có anh chứ không phải em) dùng ở hai câu cuối để nhấn mạnh sự bạc bẽo của người đàn ông và biểu lộ tình cảm trách móc đối với người ấy.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Hữu Mã Sơn.
有 馬 山

 

Hữu Mã sơn gian vi phong khởi,
有 馬 山 間 微 風 起

Trư Danh nguyên thượng trúc diệp diêu.
猪 名 原 上 竹 葉 揺

Đổ[1] thử nghi thị quân lai đáo,
睹 此 疑 是 君 来 到

Hoài quân bất kiến, ngã tâm tiều.
懐 君 不 見 我 心 焦


[1] Đổ: Nhìn thấy.

Bản dịch qua chữ Hán này có ý nghĩa hơi khác với lời chú thích của các học giả Nhật Bản trong hai câu 3 và 4.

Anh dịch:

Make fickle thou than th’winds that pour

Down Arima o’er Ina’s moor,

And still my love for thee as yet

I have forgotten to forget.

(Dickins)

If Mount Arima

Sends his rustling winds across

Ina's bamboo-plains;--

Well! in truth, tis as you say;

Yet how can I e'er forget?

(Mac Cauley)